Nội dung bài viết
THƯƠNG CẢNG VÂN ĐỒN QUẢNG NINH TẠI DỰ ÁN AO TIÊN
Chỉ tiêu sử dụng đất tại thương cảng vân đồn :
- Tổng diện tích xây dựng : 58834m2
- Diện tích xây dựng : 35890m2
- Mật độ xây dựng 61%
- Số tầng cao : 5 tầng
Mặt bằng tầng 1 thương cảng ao tiên vân đồn
Bao gồm : sảnh chờ ,sảnh khách đi, sảnh khách đến, nhà xe, khu văn phòng, khu kỹ thuật, khu vệ sinh, khu ăn uống..
Mặt bằng tầng 2 thương cảng ao tiên vân đồn
Bao gồm : sảnh chờ , sảnh khách đi, sảnh khách đến, nhà xe, khu làm thủ tục, nhà hàng, khu dịch vụ, khu mua sắm, khu vệ sinh.
Mặt bằng tầng 3 thương cảng vân đồn quảng ninh
Bao gồm : sảnh chờ, sảnh khách đến, sảnh khách đi, khu kiểm tra an ninh, khu kiểm vé, khu nhà hàng dịch vụ, khu ngân hàng, khu vệ sinh..
Tầng 4 và tầng 5 cảng vân đồn khu đô thị ao tiên là khu thương mại – dịch vụ – văn phòng.
Với việc xây dựng và đưa vào vận hành cảng Ao Tiên Vân Đồn sẽ làm thay đổi bộ mặt du lịch của Vân Đồn, hướng tới một Vân Đồn hiện đại, phát triển và thân thiện.
GIỚI THIỆU ĐÔI CHÚT VỀ THƯƠNG CẢNG VÂN ĐỒN QUẢNG NINH
Cách đây 870 năm vào mùa xuân năm 1149, vua Lý Anh Tông đã cho lập trang Vân Đồn – đánh dấu sự ra đời của thương cảng Vân Đồn sớm nhất lịch sử Việt Nam.
Vân Đồn giữ vị trí quan trọng trong giao thương kinh tế biển
Thương cảng Vân Đồn – nơi có vị trí quan trọng của ” con đường tơ lụa trên biển “
Theo dòng chảy thời gian và những tác động của lịch sử, thương cảng Vân Đồn phát triển cực thịnh vào thế kỷ 13-16, sang thế kỷ 17, 18 thì giảm dần vai trò sau khi các điểm giao thương chuyển sâu vào nội địa. Việc bố trí khoa học và rộng lớn trên một chiều dài hàng chục km ở nhiều đảo khác nhau đã chứng tỏ được trình độ tổ chức, quản lý, chính sách giao thương rộng rãi của cha ông ta từ thời Lý, Trần.
Điều đó đã giúp cho Vân Đồn trở thành một thương cảng sầm uất và là điểm quan trọng của “con đường tơ lụa trên biển” vang danh một thời! Hàng hoá trao đổi ở cảng Vân Đồn thời đó, chủ yếu là hương liệu, ngà voi, sừng tê, ngọc trai, vàng, bạc, đồng, diêm tiêu và đồ gốm sứ.