Nội dung bài viết
QUY HOẠCH BẾN CẢNG AO TIÊN VÂN ĐỒN
Hiện trạng hệ thống cảng bến tại Vân Đồn:
Huyện Vân Đồn nằm trong vịnh Bái Tử Long với đặc điểm là một huyện đảo bao gồm nhiều đảo lớn nhỏ tạo thành trong đó đảo lớn nhất và là thủ phủ của huyện là đảo Cái Bầu. Hiện tại việc giao thông giữa các đảo được thực hiện bằng đường thuỷ thông qua các bến tại các đảo. Hiện trạng các cảng như sau:
- Cảng Vạn Hoa : được xây dựng cách đây hàng thế kỷ, trong những năm chiến tranh chống Mỹ, cảng Vạn Hoa được sử dụng như một cảng hậu cần phục vụ công cuộc chống Mỹ cứu nước. Đến nay các cơ sở hạ tầng (bến , bãi, kho tàng, đường xá…) của cảng hầu như bị hư hỏng hoàn toàn. Hiện nay cảng Vạn Hoa thuộc quyền quản lý của quân đội.
- Cảng Cái Rồng: nằm ở trung tâm thị trấn Vân Đồn (thuộc đảo Cái Bầu). Cảng Cái Rồng là đầu mối duy nhất giao lưu với các đảo khác trong huyện Vân Đồn cũng như các đảo huyện Cô Tô…
Cảng Cái Rồng hiện nay đóng vai trò như một cảng đa năng : vừa chở hàng hoá cho các đảo vừa chở khách đến các đảo đồng thời cũng là cảng tiếp nhận các tàu đánh bắt thuỷ sản của ngư dân.
- Các cảng khác trên các đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Cao Lô, Bản Sen, Ngọc Vừng, Thắng Lợi. Các cảng trên các đảo thực chất là các bến nhỏ phục vụ tàu bè neo cập, giao lưu với các đảo, cơ sở hạ tầng của các bến này rất nghèo nàn, bến bãi kho tàng chỉ đảm bảo tối thiểu cho cảng hoạt động.
Hiện trạng giao thông vận tải khách du lịch đường thủy khu vực dự án:
Đối với toàn bộ khu vực huyện Vân Đồn, trong khu vực đất liền hiện chỉ có duy nhất cảng Cái Rồng được xây dựng từ năm 1993, đến năm 2004 cảng được phép hoạt động là cảng khách. Hiện nay cảng Cái Rồng đóng vai trò là một cảng đa năng vừa tiếp nhận vận chuyển hàng hóa, hành khách, thủy sản. Cảng đang bị quá tải, số lượng tàu thuyền tại khu vực cảng khoảng 1200 chiếc, trong đó có 72 phương tiện chở khách, còn lại chủ yếu là tàu thuyền đánh bắt thủy sản của ngư dân. Số lượng người bình quân qua cảng từ 500-600người /ngày, ngày lễ lên tới 4000-5000người.
Với số lượng phương tiện nhiều và hỗn hợp các loại nên không đủ chỗ cho tàu neo đậu, bốc xếp hàng hóa, vận chuyển hành khách, thủy sản. Các tàu chở khách, tàu khai thác thủy sản đỗ xen nhau lộn xộn, gây mất mỹ quan và phản cảm cho du khách. Các phương tiện thô sơ (xe máy, xe ba gác, xe đạp thồ…) tự do hoạt động gây khó khăn cho việc quản lý. Các loại hải sản được bày bán, vận chuyển ngay tại cầu cảng dẫn đến một lượng rác thải không nhỏ đổ xuống biển gây ô nhiễm môi trường.
Định hướng phát triển vận tải khách du lịch khu vực Vân Đồn và sự cần thiết đầu tư xây dựng mở rộng bến tàu du lịch Ao Tiên.
Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải Quảng Ninh đến 2020 và định hướng sau 2020 về giao thông đường thủy nội địa:
Đưa vào quản lư và khai thác các tuyến luồng ra đảo Ngọc Vừng, Quan Lạn ngoài các tuyến đă khai thác như luồng: Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái; Cửa Mô-Sậu Đông.
Hoàn chỉnh các cảng bến như Cái Rồng và các bến ngoài đảo (Hòn Hai; Bản Sen; Minh Châu; Thắng Lợi; Quan Lạn) đồng thời xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú băo.
Theo Quyết định số 3051/QĐ-UBND ngày 23/8/2007 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng mở rộng cảng Cái Rồng, huyện Vân Đồn, cảng Cái Rồng sau này nâng cấp chủ yếu là phục vụ cho các hoạt động bốc xếp hàng hóa, cảng cá, tàu công tác; tàu du lịch là hoạt động thứ yếu.
Theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch xây dựng chung Khu kinh tế Vân Đồn của Chính Phủ tại Quyết định số: 1296/QĐ-TTg, ngày 19/8/2009 khu vực xây dựng cảng biển được dự kiến tại Đông Bắc đảo Cái Bầu với chức năng là cảng hành khách và hàng hóa cỡ lớn cho phép tàu thuyền chở hàng hóa và hành khách với trọng tải đến 10.000T và khu vực Vạn Hoa được định hướng xây dựng thành cảng quân sự phục vụ cho mục đích an ninh quốc pḥòng
Sự cần thiết phải xây dựng bến cảng cao cấp Ao Tiên
Như vậy Khu đô thị Cái Rồng từ cầu Vân Đồn đến hết Băi Dài trên cơ sở hai bên trục Tỉnh lộ 334 tiếp giáp Vịnh Bái Tử Long bao gồm các xă Đông Xá, Thị trấn Cái Rồng và xă Hạ Long; quy mô diện tích 2.500 ha cần phải xây dựng một cụm bến tàu du lịch phục vụ cho các tuyến du lịch biển đảo từ Vân Đồn đi các điểm tham quan trên Vịnh Bái Tử Long và tuyến Cô Tô; Móng Cái và các đảo khu vực miền đông của tỉnh.
Dự báo nhu cầu và lượng khách qua cảng du lịch Ao Tiên
Dự kiến khối lượng hành khách qua bến Ao Tiên
Quyết định 1418/QĐ-UBND ngày 04/07/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Mục tiêu:
- Đến năm 2020, tổng số khách du lịch đạt 10,5 triệu lượt, trong đó có 4 triệu lượt khách quốc tế;
Đến năm 2030, tổng số khách du lịch đạt 23 triệu lượt, trong đó có 10 triệu lượt khách quốc tế;
Hoàn thiện phát triển không gian du lịch theo 4 địa bàn du lịch trọng điểm: Hạ Long; Móng Cái – Trà Cổ; Vân Đồn – Cô Tô và Uông Bí – Đông Triều – Quảng Yên. Định hướng mở rộng không gian du lịch Hạ Long gắn với Vân Đồn – Vịnh Bái Tử Long và các vùng phụ cận
Năm 2020 Vân Đồn – Cô Tô trở thành trung tâm du lịch biển, đảo chất lượng cao, trung tâm vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế, phấn đấu đến năm 2030 trở thành trung tâm công nghiệp giải trí có đẳng cấp quốc tế;
Cảng Cái Rồng, hiện tại đây là nơi xuất bến của tàu khách đi các đảo lớn của của tỉnh Quảng Ninh, như Cô Tô, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi…; đầu mối giao thông thủy bộ của 11 xã đảo.
Trung bình hàng năm có khoảng gần 1 triệu lượt khách trung chuyển qua cảng. Ngày cao điểm (tháng 5-6) có khoảng 5000 -7000 lượt khách/ngày.
Khai thác tại 6 bến với tổng số 81 phương tiện chở khách đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải ra các tuyến đảo, trong đó có 60 tàu cao tốc, 5 tàu vỏ sắt, còn lại là tàu vỏ gỗ.
Các tàu có lịch đón khách chỉ được cập cảng trước 15 phút làm thủ tục và đón khách.
Dự báo lượng khách du lịch qua cảng Ao Tiên Vân Đồn:
- Khách du lịch (trong nước và quốc tế)
Khách thăm người thân, đi công tác
Lượng hành khách qua Cảng Vân Đồn ước tính chiếm khoảng 15 – 20% tổng lượng khách tới Quảng Ninh.
Đội tàu du lịch ra vào cảng Ao Tiên
Việc lựa chọn đội tàu ra vào bến tàu du lich khu đô thị Ao Tiên dựa trên các cơ sở:
- Phù hợp với điều kiện luồng vận tải tại khu vực.
Phù hợp với nhiệm vụ vận chuyển khách du lịch đi đến bến.
Phù hợp với hiện trạng vận tải, đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Căn cứ vào nguồn hành khách đi đến khu du lịch Vân Đồn và hiện trạng phương tiện vận chuyển khách du lịch trên các tuyến, lựa chọn đội tàu ra vào bến tàu du lịch Khu đô thị Ao Tiên bao gồm: Tàu du lịch vỏ gỗ, tàu cao tốc, tàu cánh ngầm.
Quy mô và công suất bến cảng Ao Tiên Vân Đồn.
Xây dựng cảng cho tàu du lịch Ao Tiên với công suất thông qua khoảng 2.600.000 lượt khách/năm giai đoạn 2020-2025, khoảng 3.200.000 lượt khách/năm giai đoạn 2025-2030 và đến năm 2040 công suất tối đa đạt khoảng 4.2000.000 lượt khách/năm.